00:32 ICT Chủ nhật, 28/04/2024

Trang nhất » Tin tức mới » Giáo án điện tử

Giáo án lớp 1 tuần 3 theo công văn 2345 và CV 405

Thứ ba - 12/09/2023 14:57
Giáo án lớp 1 Tuần 3 là tài liệu rất hữu ích cho các giáo viên tham khảo. Từ đó Thầy, Cô giáo sẽ biên soạn các bản giáo án chi tiết và mạch lạc hơn, hỗ trợ cho công tác dạy và học hiệu quả hơn. Nếu dạy theo giáo án được biên soạn sẵn, thầy cô sẽ giúp học sinh tiếp dễ dàng hơn và không bị thiếu sót các kiến thức quan trọng. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp những mẫu giáo án mới lớp 1 tuần 2 cho thầy cô tìm hiểu.

Giáo án lớp 1 trọn bộ tuần 3 theo công văn 2345 và CV 405 (đầy đủ các môn học)

Giáo án lớp 1 theo công văn 2345 đầy đủ các môn bao gồm những mẫu giáo án phổ biến sau đây. Thầy cô có thể dựa vào để biên soạn giáo án cho riêng mình:

Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 3

- Sau đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 3:
  • Giáo án sách "Cánh Diều"
  • Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
  • Giáo án "Kết nối tri thức"
  • Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
  • Giáo án "Vì sự bình đẳng & dân chủ trong giáo dục"

Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống

Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 3:
MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 9: o - c
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh cần nhận biết các chữ o, c, tiếng bò, cỏ
2. Kỹ năng: Đọc và ứng dụng được câu: bò bê có bó cỏ
3. Thái độ: Phát triển lời nói theo cách tự nhiên: vó bè
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:
  • Tranh minh hoạ có tiếng: cỏ, bò, câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ.
  • Tranh minh hoạ cho phần luyện nói: vó bè
- HS:
- SGK, vở bài tập Tiếng việt, vở tập viết.
III. Hoạt động dạy học: Tiết 1
1. Khởi động: Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc, viết: l, h, lê, hè
- Đọc câu ứng dụng: hè về, ve ve ve.
- Nhận xét bài cũ.

Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Chân Trời Sáng Tạo

Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 3:
CHỦ ĐỀ BÀI HỌC: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH

BÀI HỌC : VỊ TRÍ
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết, sử dụng đúng thuật ngữ về vị trí, định hướng không gian: phải - trái (đối với bản thân), trước - sau, trên - dưới, ở giữa.
- Năng lực chú trọng: tư duy, lập luận toán học, cách giao tiếp toán học.
- Tích hợp: Tự nhiên & Xã hội, Toán học & cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- HS: hộp bút, bảng con (hoặc 1 dụng cụ học tập tuỳ ý).
- GV:
  • Một hình tam giác (hoặc 1 dụng cụ tuỳ ý), hai bảng chỉ đường (rẽ trái, rẽ phải).
  • Tranh minh họa

Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Cánh Diều

Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 3:
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức, kỹ năng
 - Học sinh cần đọc đúng bài tập đọc.
 - Học sinh cần biết viết trên bảng con của mình các chữ ê, l và tiếng lê
 2. Năng lực
 - Học sinh cần biết cách chuẩn bị sách vở, các đồ dùng học tập.
 - Học sinh mạnh dạn trình bày các ý kiến của mình, biết tự hoàn thành nhiệm vụ học tập
 3. Phẩm chất
 - Học sinh có ý thức học tập, chủ động tham gia các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 - GV: Mẫu chữ ê, l
 - HS: SGK Tiếng Việt 1, phấn, bảng con.

Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Cùng học để phát triển năng lực

TUẦN 3 GV soạn: ……………
CHỦ ĐỀ 1: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
BÀI 1: EM YÊU GIA ĐÌNH
MỤC TIÊU:
– Rèn luyện các hành động thể hiện tình yêu thương với gia đình
– Thực hiện trực tiếp các hành động thể hiện tình yêu thương với gia đình hằng ngày
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– Các hình trong SGK.
– VBT Đạo đức 1.
– Video/nhạc bài hát về gia đình.

Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ

Bài 2: Chữ cái a, b, c, d, đ, e - A, B, C, D, Đ, E

I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh:
- Nhận biết được chữ cái in thường a,b, c, d, đ, e và những chữ cái in hoa A, B, C, D, Đ, E
- Tô viết được những nét móc ngược, nét móc 2 đầu,  nét móc xuôi.
II. Đồ dùng dạy học
1. HS:
Bộ đồ dùng tập viết, vở tập viết, phấn, bảng, bút, giẻ lau.
2. GV:
Bộ đồ dùng tập viết, tivi.
Trong bài viết trên, quý thầy cô có thể tải về file giáo án lớp 1 tuần 3 đầy đủ tất cả các môn như Toán, Tiếng việt, Đạo Đức, Tự nhiên và xã hội... Những giáo án này sẽ giúp các thầy cô đỡ tốn thời gian biên soạn giáo án hàng ngày và có thể thiết lập kế hoạch giảng dạy các em học sinh tốt hơn.


Tuần 3
                                     Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2023

 

Tiết 1,2:                  HỌC VẦN      

                    BÀI 8:  L, H

I. Mục tiêu:
- Đọc được: l, h, lê, hè ; từ và câu ứng dụng
- Viết được: l, h, lê, hè. (viết được ½ số dòng quy định trong vở tập viết)
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: le le
II. Chuẩn bị:       
GV: - Bộ ghép chữ Tiếng Việt.
              - Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
HS: - Bộ ghép chữ tiếng Việt; Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I, bảng con,..
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Đọc sách kết hợp bảng con.
 Chia lớp thành 3 nhóm viết bảng con.
 GV nhận xét chung.
 2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài: l, h.
 - Dạy chữ, ghi âm.
 a) Nhận diện chữ:
 - Chữ l giống với chữ nào đã học?
 - Cho HS nhận diện chữ l in, viết thường
 - So sánh l với b

 - Yêu cầu học sinh cài âm l.
 - Nhận xét, bổ sung.
 b) Phát âm và đánh vần tiếng:
 - GV phát âm mẫu: âm l.
 - GVgọi học sinh đọc âm l.
 c) Hình thành tiếng khoá.
 + Có âm l muốn có tiếng lê ta làm như thế nào?
 - Yêu cầu học sinh cài tiếng lê.
 
d) Giới thiệu từ khoá.
 - GV giới thiệu tranh, rút từ.
 - Y/c HS phân tích tiếng, đọc trơn tiếng, đọc trơn từ.
- Cho HS đọc toàn bài âm l
 * Âm h (dạy tương tự âm l).
* (GV cho HS nghỉ giữa tiết)
 e) Đọc tiếng ứng dụng:
 - GV ghi lên bảng: lê – lề – lễ, he – hè – hẹ.
 - Gọi HS đánh vần và đọc trơn tiếng.
.
 - Gọi học sinh đọc toàn bài.
 g) Hướng dẫn viết bảng con.
 - GV hướng dẫn quy trình, viết mẫu lên bảng.
 3. Củng cố:
 - Yêu cầu HS đọc toàn bài
 - Tìm tiếng mang âm mới hoc.

 
 
Tiết 2
 3. Luyện tập:
 a) Luyện đọc
 * Luyện đọc trên bảng lớp.
 (Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.)
 * Luyện đọc câu:
 - Giới thiệu tranh, rút câu ứng dụng.
 - Yêu cầu HS đọc tiếng, từ, cả câu 
* (GV cho HS nghỉ giữa tiết)
 b) Luyện viết:
 - Cho học sinh luyện viết ở vở Tập viết.
 Theo dõi và sữa sai.
.
 c) Luyện nói:
 - Quan sát tranh em thấy gì?
 - Hai con vật đang bơi trông giống con gì?
- Yêu cầu HS nhìn vào tranh luyện nói theo tranh.
 4. Củng cố:
 - Gọi HS đọc bài trên bảng
 - Tìm tiếng mang âm mới học
 5. Dặn dò:
 - Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài hôm sau.


 - 2 em đọc bài.
 - HS viết: ê, bê, v, ve,





 - Giống chữ b

 - Giống nhau: đều có nét khuyết trên.
Khác: Chữ l không có nét thắt cuối chữ.
 - Cả lớp cài âm l


 - Lắng nghe.
 - Phát âm cá nhân, tổ, lớp

 + Ta cài âm l trước âm ê.

 - Cả lớp cài tiếng lê
 - HS đánh vần, đọc trơn. (CN+ĐT)


- HS đọc từ CN + ĐT.(kết hợp pt.)

 - HS đọc: cá nhân, đồng thanh.





 - HS đọc




 - HS viết bảng: l, h, lê, hè.


 - HS đọc bài trên bảng
 - Cả lớp thi tìm nhanh tiếng có âm mới học.



- HS đọc CN, nhóm, cả lớp.


 - Tìm tiếng có âm mới học trong câu.
 - Nhiều em đọc.


- Cả lớp viết bài vào vở




 - con“le le”
 - con vịt

 - Học sinh thực hành luyện nói


 - Hai em đọc bài
 - Toàn lớp thực hiện.


 

Tiết 3:                     Tự nhiên xã hội
NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I. Mục tiêu:
- Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Một số đồ vật như: Bông hoa, quả bóng, quả chôm chôm, quả cà chua,...
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ.
 + Để có một cơ thẻ khoẻ mạnh, mau lớn, hằng ngày các em cần làm gì?

2. Bài mới.
Giới thiệu bài:
HĐ 1: Làm việc với SGK
- Chia nhóm 2 HS                         - Hướng dẫn quan sát về hình dáng, màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn, nhẵn hay sần sùi...của các vật mà em nhìn thấy ở SGK
HĐ 2: Thảo luận theo nhóm nhỏ.
 - Hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi để thảo luận trong nhóm
 Nêu câu hỏi cho lớp thảo luận:
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt ta bị hỏng?
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu tai ta bị điếc?          
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu mũi, lưỡi, da của chúng ta mất hết cảm giác?
 - Kết luận: Nhờ có mắt (thị giác), mũi (khứu giác), tai (thính giác), lưỡi (vị giác) và da (xúc giác) mà ta biết được mọi vật xung quanh. Nếu 1 trong những giác quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không biết được đầy đủ về các vật xung quanh.
 Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể.
 3. Củng cố: GV hệ thống lại bài
 4. Dặn dò:                
 Nhận xét tiết học.

- HS trả lời.


 


- Từng cặp quan sát và nói cho nhau nghe về các vật trong hình.

 - Một số HS chỉ và nói các vật trước lớp.
 - Lớp nhận xét bổ sung.

 - HS tập đặt và trả lời câu hỏi. Các em thay nhau trả lời.
  Đứng lên trước lớp để nêu 1 câu hỏi đã hỏi trong nhóm mời bạn khác trả lời
 - Lớp thảo luận.
 - Một số em lên trả lời trước lớp.



 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tiểu sử anh hùng Ngô Mây

Lúc hy sinh, anh mới 23 tuổi. Anh sinh năm 1924 quê ở xã Cát Chánh, tỉnh Bình Định ( cũ ) .Anh là con một của một gia đình nông dân nghèo, mồ côi cha từ nhỏ. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia du kích xã. Tháng 4/1947, anh nhập ngũ và là đội viên đại đội quyết tử.Khi tập luyện quân sự,...

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website Trường TH Ngô Mây?

Giao diện đẹp.

Cập nhật thông tin nhanh.

Nội dung phong phú.

Bình thường


Tin tức giáo dục
https://truonghoc.edu.vn/