00:55 ICT Thứ bảy, 21/09/2024

Menu

Điều hành công việc



Trang nhất » Tin Tức » Hoạt động nhà trường

Ngày 20/11, ngày của những tấm lòng tri ân, tự hào và trăn trở !

Thứ năm - 23/02/2017 14:57
Ngày 20/11, ngày của những tấm lòng tri ân, tự hào và trăn trở !

Ngày 20/11, ngày của những tấm lòng tri ân, tự hào và trăn trở !

Ba mươi hai năm qua, Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 đã trở thành ngày hội của toàn dân chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, ngày của những tấm lòng tri ân thầy cô giáo; và cũng là ngày của những người đứng trên bục giảng có dịp nhìn lại mình, để tự hào và để trăn trở với nghề
Hội đồng sư phạm Trường TH Ngô Mây

Hội đồng sư phạm Trường TH Ngô Mây

Người Việt Nam ta từ ngàn xưa đã có truyền thống hiếu học, ý thức “tôn sư, trọng đạo” đã trở thành chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống. Đến hôm nay, truyền thống quý báu ấy vẫn được nhân dân và bao thế hệ học trò giữ gìn và phát huy. Thời phong kiến xa xưa, sự học đã được quan tâm, người thầy được tôn vinh chỉ đứng sau nhà vua và trên cả bậc sinh thành với cái trật tự “quân – sư – phụ”. Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giáo dục đã và đang được xem là “quốc sách” hàng đầu trong việc phát triển đất nước. Những đóng góp của giáo dục và của người thầy luôn được xã hội quan tâm, trân trọng.



 
Nhân dân ta hay so sánh hình ảnh thầy cô như “người lái đò thầm lặng”. Nếu cuộc đời của mỗi con người như một dòng sông chảy xuôi theo dòng thời gian thì dòng sông ấy êm đềm hay ghềnh thác, dòng sông ấy đưa ta đến bến bờ hạnh phúc, khổ đau hay vinh quang hay không chính là nhờ một phần công sức của người lái đò thầm lặng đó. Họ là những người thầy, người cô rất mực khả kính, những người đã dành cả đời mình tận tụy, chắt chiu từng giọt tinh hoa của nhân loại, làm thành mật ngọt nuôi dưỡng bao thế hệ trẻ thơ lớn lên trở thành công dân có ích cho đời. 
“Tri ân” – chỉ với hai chữ ngắn gọn ấy nhưng lại chứa đựng bao nhiêu tình cảm, lòng biết ơn, sự kính trọng mà người học sinh muốn gửi đến những người thầy, người cô kính yêu ngày ngày miệt mài bên những trang giáo án vì những thế hệ học sinh. Đó là tình cảm xúc động rưng rưng:
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay, 
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng. 
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn, 
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi 
Có ai bước vào đời để trở thành người mà không một lần ngồi trên ghế nhà trường. Ở đó, có những người thầy, người cô trọn đời đứng trên bục giảng. Trong sâu thẳm trái tim, thầy cô như những con tằm nhả tơ từ gan ruột, đã trải cả đời mình trên phấn trắng, bảng đen. Nhưng một ngày, bảng đen, phấn trắng vô tri vô giác chợt mang đầy ý nghĩa:
Phấn trắng là phấn trắng thôi,
Dưới tay thầy, hóa thành lời quê hương.
Bảng đen là tấm gỗ vuông, 
Bên thầy, bảng hóa thành đường em đi...
Những giờ lên lớp, lời giảng bài của thầy cô như mang nặng dáng núi, hình sông; như có cánh cò quê hương trong khúc hát dân ca, có trời cao đất rộng, có chân lý cuộc đời… Thầy cô như suối nguồn tắm mát tâm hồn trẻ thơ, như phù sa mỡ màng đắp bồi cho đời thêm trái ngọt, cây lành, thơm ngát hương hoa.
Đó là người thợ xây những công trình thầm lặng
Đi gieo hạt cho đời, ươm đỏ tương lai
Đó là người lái đò trên dòng sông năm tháng
Chắp cánh vững vàng, e bước tới ngày mai…
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là một dịp để những người học trò thể hiện tấm lòng tri ân của mình lên thầy cô kính yêu. Biết lấy gì để đền đáp công ơn đó, ngoài tấm lòng biết ơn và sự trân trọng những gì thầy cô đã trao gởi, dặn dò:
Thầy cô dạy em bài toán cộng,
Mẹ cộng cha thành biển rộng sông dài
Anh cộng em đáp số là hòa thuận
Người cộng người thân ái nặng gầy vai…
Đoạn đường phía trước dẫu còn nhiều gian lao, nhưng thầy cô như cánh chim không mỏi, vẫn âm thầm dìu dắt đàn em đi đến một tương lai tươi sáng; vẫn giữ trong lòng một tình yêu tất cả vì học sinh ! Mỗi lần Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trở về là thêm một lần để những người đang đứng trên bục giảng lại thắp sáng ngọn lửa nhiệt tình và niềm tin yêu mà xã hội đã trân trọng giao phó. Xin được tôn vinh và dành những đóa hồng đẹp nhất hôm nay, kính dâng tặng lên những người thầy, người cô đã hết lòng vì đàn em thân yêu.
Con đò cùng mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông về hướng ngày mai
Thầy cô vẫn những chuyến đò qua sông !
Những ngày này, không khí ở những trường học trong huyện Núi Thành thật rộn ràng, sôi nổi với những hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngành Giáo dục huyện nhà vui mừng với kết quả “Đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi”; trường THPT Nguyễn Huệ tổ chức cuộc thi “Nét bút tri ân”; trường Tiểu học Ngô Mây chuẩn bị các hoạt động để tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu “Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1”; trường Tiểu học Hùng Vương tổ chức thật xúc động “Lễ tri ân thầy cô giáo”… Những hoạt động đó đã góp phần làm Ngày 20/11 càng thêm ý nghĩa…
Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày của lòng tri ân và của những yêu thương. Là một nhà giáo, tôi xin khép lại bài viết này với câu nói nổi tiếng của nhà giáo Xukhômlinxki để thêm một lần tự hào và trăn trở với nghề: “Lao động của người thầy là không có gì so sánh nổi! Người thợ dệt chỉ sau một giờ đã nhìn thấy kết quả công việc của mình. Người thợ luyện thép sau vài giờ sẽ vui mừng nhìn dòng kim loại nóng chảy ra lò. Người cày ruộng gieo hạt trồng lúa sau mấy tháng đã được ngắm nhìn những bông lúa, những hạt vàng trên cánh đồng mơ ước… Còn người giáo viên thì cần phải lao động năm này qua năm khác mới nhìn thấy đối tượng sáng tạo của mình; thường thì phải qua hàng chục năm, điều dự định mới bắt đầu lộ rõ. Không có người nào mà lại hay không hài lòng như người giáo viên. Không có lao động nào mà những sai lầm, thiếu sót lại dẫn tới hậu quả nặng nề như lao động của người thầy. Trước xã hội, trước cha mẹ học sinh, thầy giáo có trách nhiệm phải lao động thật tốt. Mỗi một hạt nhỏ trong vẻ đẹp của các em chính là những đêm không ngủ, là những sợi tóc bạc của thầy, là những khoảng khắc hạnh phúc cá nhân của người thầy đã mất đi mãi mãi”./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tiểu sử anh hùng Ngô Mây

Lúc hy sinh, anh mới 23 tuổi. Anh sinh năm 1924 quê ở xã Cát Chánh, tỉnh Bình Định ( cũ ) .Anh là con một của một gia đình nông dân nghèo, mồ côi cha từ nhỏ. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia du kích xã. Tháng 4/1947, anh nhập ngũ và là đội viên đại đội quyết tử.Khi tập luyện quân sự,...

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website Trường TH Ngô Mây?

Giao diện đẹp.

Cập nhật thông tin nhanh.

Nội dung phong phú.

Bình thường


Tin tức giáo dục
https://truonghoc.edu.vn/